BÀI ĐĂNG MỚI

    Tuyển giáo viên mầm non, cô bếp nấu ăn 2018

    Tuyển giáo viên mầm non, cô bếp nấu ăn 2018

    Được đăng bởi Thai Nguyen Auto  |  lúc  07:50

    Tuyển giáo viên mầm non tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

    + Tuyển 10 giáo viên mầm non

    + Tuyển 02 cô bếp nấu ăn cho trẻ nhỏ

    Ưu tiên người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc và nuôi dạy trẻ

    Website: http://mamnonhappyhouse.com

    ---------------------------------------------------------

    Nộp hồ sơ đến hết ngày 30/12/2016 tại Số 30 xóm 4 Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội

    Liên hệ: Hiệu trưởng: Cô Nhung

    Điện thoại: 0984.093.816 / 0946.868.611

    Cho trẻ rôm sẩy ăn thanh long hằng ngày

    Cho trẻ rôm sẩy ăn thanh long hằng ngày

    Được đăng bởi Thai Nguyen Auto  |  lúc  03:25

    Thanh long là loại cây cho hoa đẹp, quả ngon, có nhiều chất dinh dưỡng, và đồng thời cũng là một vị thuốc thông dụng, rất tốt cho người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón.

    Thanh Long và tác dụng chữa rôm sảy| Tác dụng của thanh long| Tac dung cua thanh long| Chua rom say cho be
    Thanh Long| Tác dụng chữa rôm sảy 
    Thanh long còn được gọi là cây mắt rồng, tường liên, cây lòng chảo... thuộc họ xương rồng, là loại cây thân leo trườn dài tới 10m, bám vào giá thể nhờ những rễ phụ. Thân màu lục, có 3 cạnh dẹp khía tai bèo, thường hoá sừng ở các mép, gai không nhiều lắm, rất ngắn.

    Hoa có đường kính tới 30cm, màu trắng hay vàng nhạt. Lá đài và cánh hoa nhiều, dính nhau thành ống; nhị nhiều; bầu dưới. Quả màu đỏ tươi, mọng nước, có phiến hoa còn lại, dài 18-20cm, đường kính từ 12-15cm. Sau lớp vỏ dầy màu đỏ là phần thịt màu trắng với nhiều hạt màu đen nhánh, nhỏ hơn hạt vừng. Thu hoạch quả vào mùa hè thu.

    Thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ khái hoá đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm phế quản, lao phổi, viêm hạch bạch huyết, quai bị, mụn nhọt...

    Thân cây có tác dụng thư cân hoạt lạc (giúp gân cốt co duỗi khoẻ khoắn và làm thông suốt các kinh lạc) và giải độc. Hoa có tác dụng bổ phế, trừ ho. Quả thanh long là một loại quả ăn giải nhiệt, nhuận tràng. Dùng quả ăn tươi rất tốt cho những người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón,...

    Đặc biệt, chất nhầy trong quả thanh long giúp làm giảm cholesterol. Do đó, người béo phì, người có hàm lượng cholesterol cao, huyết áp tăng nên ăn thanh long. Thanh long còn thích hợp với người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp...

    Thanh nhiệt, giải độc, chữa rôm sẩy, mụn nhọt, nhuận tràng: Dùng quả tươi ăn hàng ngày.

    Chữa bỏng nhẹ: Thân cây thanh long gọt bỏ vỏ và gai, rửa thật sạch với nước muối loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chỗ bỏng sẽ làm hết rát.

    Chữa mụn nhọt, gãy xương kín: Thân cây thanh long (bỏ vỏ và gai) giã nát đắp vào vị trí tổn thương.

    Chữa ho, viêm phế quản: Dùng 15 - 30g hoa tươi, sắc uống hoặc 10 - 12g khô sắc uống hoặc hãm thay trà để uống. Hoặc lấy 30g hoa thanh long nấu với thịt lợn nạc làm canh ăn, có tác dụng bổ phế, trừ ho.

    Phòng chống bệnh scorbut (bệnh do thiếu hụt vitamin C kéo dài) và một số chứng chảy máu thông thường: Ăn mỗi ngày 600 - 700g quả thanh long (khoảng 2 quả to).

    Theo BS Thu Vân
    Sức khỏe & Đời sống

    Qui ước ngầm trong thiết kế web - thiết kế web chuẩn

    Qui ước ngầm trong thiết kế web - thiết kế web chuẩn

    Được đăng bởi Thai Nguyen Auto  |  lúc  22:07

    Quy ước ngầm thiết kế web làm cho thiết kế đơn giản hơn, tạo nên sự thông dụng cho người dùng trang web.
    Quy ước ngầm lập web tạo nên thiết kế web chuẩn, tập trung điều chi tiết hơn cần thiết hơn khi tạo web.

    Thiết kế web hiệu quả là biết đánh giá đúng chức năng của những quy ước tạo web hiện hành tồn tại qua thời gian của các dự án thiết kế web chuẩn. Áp dụng vào thiết kế web đang mong muốn đạt hiệu quả lập trang web tối ưu.
    Quy ước ngầm thiết kế web là gì?

    Trong thế giới web cộng động Việt Nam hiện nay, người dùng cũng quen đến quy ước thiết kế web căn bản


    Nó có thể là màu sắc thiết kế trang web
    Bố cục, kiểu mẫu trang web : Thiết kế trang web bán hàng, lập web tin tức, tạo web blog,...
    Font chữ trang web, giãn cách, kích cỡ font tạo web.
    Quy ước thiết kế web dễ thấy nhất
    Trong lĩnh vực thiết kế web hiện nay có khoảng vài trăm quy ước mà bạn có thể đã biết. Một vài ví dụ cơ bản bạn có thể thấy là:
    Thiết kế web kế thừa phong cách phần mềm: Lập web hay lập trình web nó là dạng lập trình phần mềm ứng dụng cho lĩnh vực web. Cho nên các biểu tượng, ô nhập lập trang web cũng như phần mềm: biểu tượng cảnh báo, ô nhập liệu, lựa chọn,..
    Liên kết trang web(link web) thường màu xanh, có gạch chân. Tuy khó đọc nhưng nhận dạng điều hướng liên kết các trang web cần thiết
    Khi bạn vào trang web bên trong, cần về trang web chủ, hay nhìn lên trên và trái tìm biểu tượng logo, hay "trang chủ" để nhấn link
    Khi thấy cuối trang web có dạng | link text 1 | link text 2 ,.. biết đẫy là nhóm liên kết trang web nội dung chung
    Có phải luôn tuân luật thiết kế web
    Không hẳn phải luôn tuân thủ quy ước ngầm thiết kế web. Nhưng đầu tiên bạn phải hiểu nắm rõ luật thiết kế web tránh sự hiểu nhầm cho người dùng.

    Khi cần làm khác đi mẫu thiết kế web thông thường, bạn mất nhiều thời gian thiết kế website. Đồng nghĩa chi phí cho dự án thiết kế web tốn kém hơn.
    Quy ước thiết kế web hiện nay
    Ngoài quy ước lập web đơn giản như trên, bạn cần lưu ý thiết kế web hiện nay. Thiết kế web chuẩn tạo nên sự thành công, cạnh tranh quảng cáo trực tuyến
    Thiết kế web chuẩn trình bày w3c
    Thiết kế web chuẩn google
    Thiết kế web chuẩn seo
    Ứng dụng công nghệ hiện đại cho thiết kế web thương mại điện tử: quản trị trang web dễ dàng, thanh toán trực tuyến,..
    Nguồn: internet

    15 điều nên tránh khi thiết kế website

    15 điều nên tránh khi thiết kế website

    Được đăng bởi Thai Nguyen Auto  |  lúc  21:59

    Những điều nên tránh cũng quan trọng không kém những điều nên làm. Tác giả Maricon Williams sẽ cho chúng ta thấy rõ những "hiểm hoạ" cần tránh khi thiết kế web.
    Sau đây là những điều nên tránh khi bạn thiết kế web, vì nó chỉ làm người đọc thấy khó chịu và không thoải mái.

    1. Dòng chữ "website đang xây dựng, mời bạn quay lại sau"
    Để một dòng chữ như vậy trên trang của bạn biến thành bạn một tên "ma mới" trong làng thiết kế. Trang web phải được phát triển đúng lúc, đúng thời điểm. Nếu trang của bạn chưa hoàn thiện để cho mọi người xem, thì chỉ đơn giản không cần upload lên làm gì. Nhưng nếu là dòng chữ "Trang web đang nâng cấp, mời bạn quay lại sau" thì khác nhé!

    2. Bộ đếm lượt truy cập
    Người đọc đến trang của bạn cũng chẳng màng quan tâm xem trang của bạn có nhiều người đến cùng họ hay không? tuy nhiên nếu một bộ đếm thể hiện một con số khoảng 3 chữ số, thì lại cho người đọc cảm giác trang của bạn mới được thành lập và rằng bạn còn newbie lắm. Nhưng nếu con số đó khoảng 6, 7 chữ số thì người ta nghĩ chắc bạn tự tăng lên chứ làm gì mà nhiều thế! Cho nên cách tốt nhất là bỏ hẳn bộ đếm đó đi, nhưng nếu bạn thực sự muốn biết là có bao nhiêu người truy cập vào trang của mình thì hãy kiểm tra thống kê trên host.

    3. Thiếu dòng tuyên bố bản quyền
    Mọi thứ bạn viết hoặc tạo ra trên trang web của bạn phải được ghi bản quyền thuộc bạn. Hãy chèn một dòng © copyright vào trang của bạn và nhớ cập nhật mỗi năm một lần.

    4. Lạm dụng công nghệ
    Hiện nay có quá nhiều phần mềm, công cụ hỗ trợ cho quá trình thiết kế web. Nếu bạn cứ tham lam dùng hết những công cụ đó thì bạn đã làm cho trang web thành nồi lẩu và làm người đọc mất tập trung. Nếu bạn phải chọn giữa công nghệ và sự giản đơn. Hãy đi theo lựa chọn thứ hai vì nó là yếu tố quyết định chức năng của trang web.

    5. Câu văn quá dài
    Nhiều câu văn dài quá làm người đọc không có dấu chấm hoặc phẩy nào để nghỉ một chút lấy hơi nữa. Cho nên bạn nên giữ câu văn thật đơn giản, ngắn gọn và súc tích. Chỉ nói những gì cần nói và đi thẳng vào vấn đề.
    6. Trang quá dài
    Hãy cố gắng giữ nội dung trên một trang ngắn gọn và súc tích. Người đọc và đặc biệt là người lướt web chỉ đọc lướt thôi và rất dễ chán. Cho nên hãy tập trung sự chú ý của người đọc. Nếu bạn phải viết về một vấn đề dài, hãy chia nó ra làm nhiều trang.

    7. Không chỉ ra lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ:
    Hãy chỉ ra các lợi ích của sản phẩm và dich vụ, đặc biệt các tính năng lợi ích nổi trội. Đồng thời cam kết những lợi ích đó là thực sự.

    8. Không nói cho người đọc biết phải làm gì
    Trong marketing cái này được gọi là "ra lệnh hành động" (Call to Action). Trên trang của bạn nên có một chỗ nói cho người đọc biết phải làm gì ví dụ như là đăng ký newsletter, Order Now, Join US.

    9. Flash quá nhiều hoặc lòe loẹt:
    Một đoạn giới thiệu bằng flash có thể rất sáng tạo và độc đáo, nhưng điều đó có thực sự cần thiết cho mục đích của bạn không? thậm chí bạn có thể tạo ra một đoạn flash với công nghệ cao, độc đáo và cực kỳ hấp dẫn, nhưng hãy nghĩ đến người đọc. Người ta đã mệt mỏi cả ngày tìm kiếm trên mạng, liệu họ có đủ kiên nhẫn ngồi xem một đoạn phim bằng flash của bạn không?

    10.Quá nhiều thông điệp sẽ chồng chéo lên nhau.
    Bạn đã bao giờ bỏ thời gian ra đọc những tờ hướng dẫn sử dụng khi bạn mua một loại thuốc nào đó chưa? những chữ loại to và màu đỏ chót to chà bá chạy dọc chạy xuôi trên trang web. Bạn nghĩ nó có hiệu quả không? thay vì gào to lên trên trang của mình, bạn hãy bắt đầu bằng những lời thì thầm nhẹ nhàng mà cuốn hút. Hãy thể hiện những gì bạn muốn tốt nhất có thể, và nhớ để những khoảng trắng để cho con mắt của bạn có một chỗ để nghỉ và tiêu hoá những gì bạn vừa viết.

    11. Những hình động làm mất tập trung
    Hãy nhớ lại kinh nghiệm của bạn khi vào một trang có hiệu ứng tuyết rơi và cá vàng bơi. Bạn có đọc và hiểu những gì họ nói không? hãy nghĩ đến người lướt web và đôi mắt mệt mỏi của họ. Bạn vẫn có thể thu hút sự chú ý của khách bằng những dòng chữ tĩnh thay vì cho nó chạy nhảy tùm lum dưới một làn mưa tuyết và cá bơi tung tăng.

    12. Cú kích chuột đầy quyền lực
    Bạn biết là một người lướt web thì như thế nào đúng không? con chuột trong tay bạn, bạn muốn làm gì thì làm. Bây giờ hãy nghĩ con chuột đang nằm trong tay người khác và đang lướt trên trang web của bạn. Nếu trang của bạn đông nghẹt banner, flash, màu sắc loè loẹt hiệu ứng java các loại thì chỉ cần một cú click chuột thôi là bạn bị quên lãng. Nếu bạn không muốn họ bỏ đi thì hãy giữ cho nội dung và trang web gọn gàng và đơn giản.

    13. Nhưng câu nói sáo rỗng sẽ bị quên lãng:
    Bạn đã bao nhiều lần nhấn vào một banner có dòng chữ "Chúc mừng bạn! bạn đã thắng $100000! nhấn vào đây để lấy tiền"? cho nên bạn hãy thực lòng với những gì bạn đang cung cấp hoặc bán cho khách hàng.

    14. Pop-up cực kỳ khó chịu:
    Chắc không cần nói nhiều bạn cũng biết pop-up khó chịu đến mức nào. Có những lúc vào trang web mà có khoảng vài cửa sổ pop-up thi nhau nhảy lên che hết màn hình, tôi nghĩ chắc bạn cũng chẳng thèm đọc nó là cái gì mà đóng chúng lại và cả trang web khó chịu đó nữa. Cho nên nếu bạn không thích những kiểu đó thì đừng dùng nó trong trang của mình.

    15. Không ai muốn đọc một lá thư chào hàng quá dài.
    Nếu bạn có thể tóm tắt một lá thứ khoảng 2 trang thành 5 chữ thì bạn sẽ thắng lớn trong mọi bài viết! cho nên hãy nhớ một điều viết lách trên web luôn luôn phải ngắn gọn và súc tích.
    Cuối cùng bạn hãy nhớ đến những điểm trên và giới hạn nó ở mức thấp nhất có thể. Hãy đặt mình vào vị trí của người đọc, người mà đang tìm kiếm thông tin mà bạn muốn cho họ. Hãy nghĩ đến những thứ mà làm bạn khó chịu khi lướt web và hãy tránh xa nó khi bạn làm trang của mình. Một trang web gọn gàng, tiêu đề phù hợp, rõ ràng và những bài viết giàu thông tin là một trang web thành công.
    Nguồn: internet

    Sử Dụng Css3 Theo W3C

    Sử Dụng Css3 Theo W3C

    Được đăng bởi Thai Nguyen Auto  |  lúc  21:56

    Việc viết mã CSS cũng giống như bạn lập trình với ngôn ngữ PHP, C#,... tất cả đều cần có một bố cục khoa học, hệ thống để dễ dàng phát triển cũng như kiểm tra phát hiện lỗi (nếu có). Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp bạn làm việc với CSS khoa học hơn:
    Chú thích cho mã CSS giúp người khác đọc file CSS sẽ biết thêm những thông tin cần thiết về file CSS nói riêng và về tác giả nói chung. Việc chú thích mã ở những ngôn ngữ khác quan trọng ra sao thì chú thích mã ở CSS cũng quan trọng như vậy. Sau đây là mẫu chú thích một đoạn mã CSS rất tốt;

    PLAIN TEXT
    CSS:
        /*------------------------
        Screen Stylesheet
        version:   1.0
        date:      01/03/07
        author:    [your email]
        email:     [you at domain dot com]
        website:   [your domain]
        version history: [location of file]
        ---------------------*/
    2. Chia CSS ra thành nhiều phần
    Nếu mã CSS của bạn gồm nhiều phần và cho nhiều trang thì bạn nên chia thành nhiều file CSS để dễ quản lí và cũng để giúp cho file CSS của bạn không bị rối. Rất nhiều web developer chưa nhận thức được điều này. Họ gộp tất cả file CSS vào làm một. Và dĩ nhiên, hệ quả là họ mất nhiều thời gian hơn cho việc sửa file CSS của mình.
    Chia CSS ra thành nhiều file và sử dụng chúng cùng với CSS chính bằng phương thức sau:
    PLAIN TEXT
    CSS:
        /* Import other stylesheets
        ---------------------------------------*/
        @import url("typography.css");
    Bên cạnh đó, phân chia ngay chính trong file CSS cũng quan trọng không kém. Hãy gộp chung những phần có cùng 1 đối tượng.
    PLAIN TEXT
    CSS:
        /* Header
        ---------------------------------------*/
        /* Navigation
        ---------------------------------------*/
        /* Footer
        ---------------------------------------*/
        /* Homepage
        ---------------------------------------*/
        /* Your template
        ---------------------------------------*/
    Xoá các định dạng mặc định
    Đây là điều cực kì cần thiết đối với bất kì Web developer nào. Như bạn đã biết thì mỗi trình duyệt (browser) đều hiển thị khác nhau. Phần lớn là do định dạng mặc định ở mỗi browser là khác nhau. Ví dụ sau sẽ giúp bạn xoá định dạng mặc định:
    PLAIN TEXT
    CSS:
        *{margin: 0;padding: 0;border: 0;}
    4. Định dạng các đối tượng cơ bản:
    Những đối tượng cơ bản hay được sử dụng như h1, h2, h3, ... form, table, cần phải được định dạng trước tiên khi bạn bắt đầu viết mã CSS. Thói quen này giúp bạn đồng bộ được giao diện của các trang web.[
    PLAIN TEXT
    CSS:
        /* Forms
        ---------------------------------------*/
        input.text
        {
        padding: 3px;
        border: 1px solid #999999;
        }
    PLAIN TEXT
    CSS:
        /* Tables
        ---------------------------------------*/
        table
        {
        border-spacing: 0;
        border-collapse: collapse;
        }
         
        td
        {
        text-align: left;
        font-weight: normal;
        }
    Chú ý: đây không phải là một chuẩn mực viết mã CSS. Vì hiện tại chưa có 1 chuẩn nào cho việc viết CSS. Dưới đây chỉ là cách viết mã CSS sao cho khoa học được tích luỹ từ những ngày tháng làm việc cùng với CSS. Hi vọng điều này sẽ bố ích cho các bạn.

    Theo w3c.

    Vị trí đặt code CSS

    Vị trí đặt code CSS

    Được đăng bởi Thai Nguyen Auto  |  lúc  21:30

    Chúng ta có ba cách khác nhau để nhúng CSS vào trong một tài liệu HTML
    Nội tuyến (kiểu thuộc tính)
    Đây  là một phương pháp nguyên  thủy nhất để nhúng CSS vào một  tài  liệu HTML  bằng  cách  nhúng vào  từng  thẻ HTML muốn  áp dụng. Và  dĩ nhiên  trong trường hợp này chúng ta sẽ không cần selector trong cú pháp.

    Lưu ý: Nếu bạn muốn áp dụng nhiều thuộc tính cho nhiều thẻ HTML khác nhau thì không nên dùng cách này.
    Ở ví dụ sau chúng ta sẽ tiến hành định nền màu trắng cho trang và màu chữ xanh lá cho đoạn văn bản như sau:
    1.<html>
    2.<head>
    3.<title>Ví dụ</title>
    4.</head>
    5.<body style=”background-color=#FFF;”>
    6.<p style=”color:green”>^_^ Welcome To My Blog ^_^</p>
    7.</body>
    8.</html>
    Bên trong (thẻ style)
    Thật ra nếu nhìn kỹ chúng ta cũng nhận ra đây chỉ là một phương cách thay thế cách  thứ nhất bằng cách rút  tất cả các  thuộc  tính CSS vào  trong  thẻ style  (để tiện cho công tác bảo trì, sửa chữa ấy mà).
    Cũng ví dụ làm trang web có màu nền trắng, đoạn văn bản chữ xanh lá, chúng ta sẽ thể hiện như sau:
    01.<html>
    02.<head>
    03.<title>Ví dụ</title>
    04.<style type=”text/<b style="color: white; background-color: rgb(0, 170, 0);">css</b>”>
    05.body { background-color:#FFF }
    06.p { color:#00FF00 }
    07.</style>
    08.</head>
    09.<body>
    10.<p>^_^ Welcome To My Blog ^_^</p>
    11.</body>
    12.</html>
    Lưu ý: Thẻ style nên đặt trong thẻ head.
    Đối với những  trình duyệt cũ, không  thể nhận ra  thẻ <style>. Theo mặc định,  thì khi một  trình duyệt không nhận  ra một  thẻ  thì nó  sẽ hiện  ra phần nội dung chứa trong thẻ. Như ở ví dụ trên, nếu trình duyệt không hỗ trợ thẻ style thì 2 dòng CSS:
    body {background-color:#FFF } p { color:#00FF00 }  sẽ hiện  ra  trên  trình duyệt.
    Để tránh tình trạng này, bạn nên đưa vào thêm dấu <!– ở trước và –> ở sau khối code CSS. Như ví dụ trên sẽ viết lại là:
    1.<style type=”text/<b style="color: white; background-color: rgb(0, 170, 0);">css</b>”>
    2.<!--  body { background-color:#FFF }
    3.p { color:#00FF00 }  -->
    4.</style>
    Bên ngoài (liên kết với một file CSS bên ngoài)
    Tương  tự như cách 2 nhưng  thay vì đặt  tất cả các mã CSS  trong  thẻ  style chúng ta sẽ đưa chúng vào trong một file CSS (có phần mở rộng .css) bên ngoài và liên kết nó vào trang web bằng thuộc tính href trong thẻ link. Đây là cách làm được khuyến cáo, nó đặc biệt hữu ích cho việc đồng bộ hay bảo trì một website lớn sử dụng cùng một kiểu mẫu. Các ví dụ trong sách này cũng được trình bày theo kiểu này.
    css2
    Nào bây giờ chúng ta hãy mở Notepad lên và thử thực hiện theo ví dụ sau:
    Đầu tiên chúng ta sẽ tạo ra một file vidu.html có nội dung như sau:
    01.<html>
    02.<head>
    03.<title>Ví dụ</title>
    04.<link rel=”stylesheet” type=”text/<b style="color: white; background-color: rgb(0, 170, 0);">css</b>” href=”style.<b style="color: white; background-color: rgb(0, 170, 0);">css</b>” />
    05.</head>
    06.<body>
    07.<p>^_^ Welcome To My Blog ^_^</p>
    08.</body>
    09.</html>
    10.Sau đó hãy tạo một file style.<b style="color: white; background-color: rgb(0, 170, 0);">css</b> với nội dung:
    11.body {
    12.background-color:#FFF
    13.}
    14.p {
    15.color:#00FF00
    16.}
    Hãy đặt 2 tập tin này vào cùng một thư mục, mở file vidu.html trong trình duyệt của bạn và xem thành quả.
    Lưu ý:
    Để lưu 1 file với 1 đuôi khác .txt trong Notepad chúng ta chọn Save as type là All Files. Có  thể chọn Encoding  là UTF-8, nếu bạn chú  thích CSS bằng  tiếng Việt.
    Trong CSS chúng ta còn có thể sử dụng thuộc tính @import để nhập một tập tin CSS vào CSS hiện hành. Cú pháp: @import url(link)

    Theo wordpressvn

    Phân biệt ID và Class trong CSS

    Phân biệt ID và Class trong CSS

    Được đăng bởi Thai Nguyen Auto  |  lúc  21:16

    Để đăng nhập nhiều tài khoản Gmail cần phải cài đặt hỗ trợ hoặc dùng nhiều trình duyệt khác nhau. Tuy nhiên, tính năng mới của Google Mail giúp người dùng có thể vào nhiều tài khoản Gmail trên trình duyệt duy nhất.
    1. Id
    Đầu tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu về thuật ngữ id
    1.1 Id là gì?
    id hay là index(chỉ số) được dùng để xác định một đối tượng duy nhất nào đó. Do đó trong một trang HTML của bạn mỗi đối tượng chỉ có duy nhất một id, nếu có 2 đối tượng trở lên có id giống nhau trong cùng một trang thì điều đó có nghĩa là trang đó của bạn không validate HTML.
    1.2 Id dùng khi nào?
    Do mỗi trang HTML mỗi đối tượng chỉ có thể có duy nhất một id chính vì vậy id được dùng cho những đối tượng nào mang tính duy nhất trong trang (ví dụ: khung viền (wrapper), menu chính (main menu),...).
    css trong thiết kế web
    1.3. Cách dùng id
    Nội dung thông tin...
    Trong file CSS chúng ta sẽ dùng dấu "#" trước tên đối tượng mà chúng ta đặt là id
    2. Class
    Bây giờ chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu về thuật ngữ class và cách sử dụng chúng trong quá trình viết mã HTML.
    2.1 Class là gì?
    class hay còn gọi là lớp dùng để chỉ một lớp các đối tượng có chung các thuộc tính. Các đối tượng trong cùng một class có tính thừa kế lẫn nhau, chính vì vậy trong một trang HTML của bạn có thể có rất nhiều các đối tượng có thể thuộc một class nào đó. Ví dụ sau đây sẽ minh chứng cho các bạn về tính thừa kế và việc định nghĩa nhiều đối tượng cùng thuộc một class nào đó.
    Giả sử rằng chúng ta có một trang HTML như sau:
    Nội dung thông tin...
    Nội dung thông tin 2...
    Giả sử rằng chúng ta định nghĩa các thuộc tính của class="info" như sau:
    .info {
    margin: 5px 10px;
    padding: 10px;
    border: 1px solid #F0F0F0;
    }
    Bây giờ bạn muốn định nghĩa cho thẻ div nằm trong phần author có màu nền là màu đen và chữ là màu trắng thì ta chỉ cần định nghĩa thêm hai thuộc tính này còn thẻ
    đã thừa kế các thuộc tính margin, padding, border của class ở trên. Phần định nghĩa thêm như sau:
    div.author .info {
    background-color: #000000;
    color: #FFFFFF;
    }
    Khi đó đối tượng
    trong phần author sẽ bao gồm các thuộc tính sau.
    div.author .info {
    margin: 5px 10px;
    padding: 10px;
    border: 1px solid #F0F0F0;
    background-color: #000000;
    color: #FFFFFF;
    }
    Qua ví dụ trên chúng ta cũng thấy được việc sử dụng nhiều đối tượng thuộc cùng một class trong cùng một trang như thế nào.

    2.2 Dùng class khi nào?
    Do tính chất của class đã trình bày ở trên có thể suy ra rằng nếu khi nào chúng ta muốn nhiều đối tượng dùng chung một số thuộc tính nào đó (vd: color, background, border,...) thì chúng ta nên gộp chúng vào chung một class.
    2.3 Cách dùng class
    Trong HTML chúng ta dùng như sau:
    Nội dung thông tin...
    Nội dung thông tin...
    Dòng nổi bật
    Trong file CSS chúng ta đặt dấu "." trước tên của đối tượng mà chúng ta đặt là class.
    Chúc các bạn thành công.

    Nguồn tin    cssYeah.com

    Lượt truy cập

    Làm biển quảng cáo back to top